Viêm khớp bàn chân là tình trạng xảy ra khi một hoặc nhiều khớp thuộc bàn chân bị tổn thương dẫn tới viêm khớp. Nếu không có phác đồ điều trị khoa học sẽ làm giảm khả năng vận động của bàn chân, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt.
viem khop ban chan
Viêm khớp bàn chân là gì?

1. Viêm khớp bàn chân là gì?

Viêm khớp – thuật ngữ y khoa chỉ những bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm, đau nhức, sưng các khớp trong cơ thể và những mô mềm bao quanh. Viêm khớp bàn chân là bệnh lý xương khớp mạn tính, diễn tiến ngày một nặng. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do rối loạn hệ miễn dịch và do bàn chân bị biến dạng cơ học dẫn tới thay đổi mô. Nó làm tổn thương màng hoạt dịch,sụn và xương dưới sụn ở các khớp bàn chân. Khi phản ứng viêm nặng hơn sẽ phá hỏng sụn – lớp đệm trơn bao phủ các đầu xương trong khớp.
Sụn giúp các xương bàn chân di chuyển một cách linh hoạt mà không cọ sát vào nhau. Khi sụn bị ăn mòn, các đầu xương cọ sát trực tiếp với nhau khi chân di chuyển khiến bàn chân đau nhức dữ dội. Theo thời gian, đầu xương hỏng dẫn đến căng cứng và biến dạng bàn chân. Gây khó khăn cho việc đi lại và các cử động quan trọng nhất.
Thoái hóa khớp bàn chân, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương và gout là 4 dạng viêm khớp phổ biến nhất ở bàn chân. Chúng được mô tả như sau:

1.1. Thoái hóa khớp bàn chân

Thoái hóa khớp bàn chân thường gặp ở người độ tuổi trung niên nhưng cũng có thể xảy ra với người trẻ tuổi. Trước tác động của quá trình thoái hóa, sụn trở nên mỏng dần, sần sùi và thô ráp, không còn làm tốt chức năng đệm lót cho các đầu xương. Chúng vừa gây đau vừa kích thích hình thành các gai xương quanh khớp bàn chân bị ảnh hưởng.

1.2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn. Hệ miễn dịch ủa cơ thể tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của chính mình. Cơ quan đích là mô mềm trong khớp, hay còn gọi là màng hoạt dịch. Khác với thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp nói chung có xu hướng phát triển đối xứng, cả 2 bàn chân đều bị ảnh hưởng cùng lúc.

1.3. Gout

Gout là một bệnh khá đặc biệt. Bởi nó liên quan đến vấn đề rối loạn chuyển hóa của cơ thể, khiến axit uric tích tụ quá mức ở khớp với biểu hiện sưng và nóng đỏ. Trên bàn chân, ngón cái là vị trí dễ nhận thấy bệnh gút xuất hiện nhất.

1.4. Viêm khớp sau chấn thương

Cho dù được điều trị đúng cách thì khớp bị chấn thương vẫn có nguy cơ mắc các bệnh về khớp cao hơn khoảng 7 lần so với các khớp không bị thương. Viêm khớp bàn chân thường phát triển sau các chấn thương vật lý như bong gân, gãy xương, trật khớp,… Các triệu chứng viêm khớp sau chấn thương có thể xuất hiện trong vài năm, thậm chí là nhiều thập kỷ. Tương tự như thoái hóa khớp, viêm khớp sau chấn thương làm cho lớp sụn khớp giữa bị mài mòn, giảm chức năng vận động khớp theo thời gian.

2. Dấu hiệu viêm khớp bàn chân thường gặp

Các dấu hiệu viêm khớp bàn chân không giống nhau 100%. Tùy từng vị trí bị viêm và loại bệnh lý khớp viêm sẽ có các biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị viêm khớp bàn chân đều xuất hiện những dấu hiệu:

  • Khớp bàn chân bị đau nhức khi cử động, đặc biệt là buổi sáng thức dậy. Cơn đau có thể dữ dội hơn khi hoạt động mạnh.
  • Khớp bị căng cứng và hạn chế chuyển động.
  • Thường xuyên nghe thấy tiếng kêu răng rắc hoặc lạo xạo khi cử động.
  • Phần mềm quanh khớp và vùng bàn chân có hiện tượng sưng đỏ. Khi đặt tay vào cảm nhận ấm nóng hơn so với bình thường.
  • Một số triệu chứng khác đi kèm theo như nóng, sốt, mệt mỏi.
  • Các triệu chứng viêm khớp bàn chân sẽ tăng dần độ nghiêm trọng theo từng giai đoạn phát triển của bệnh.

3. Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp bàn chân

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm khớp bàn chân có thể kể đến như:

  • Qua trình lão háo tự nhiên của cơ thể.
  • Rối loạn miễn dịch và chuyển hóa chất.
  • Vận động quá sức, sai tư thế dẫn tới chấn thương.
  • Nhiễm trùng, di truyền, thừa cân/ béo phì,…

Các nguyên nhân có thể không đồng nhất nhưng cơ chế phát triển nặng dần của tất cả các dạng viêm khớp đều xuất phát từ quá trình viêm. Phản ứng viêm càng mạnh, tỏn thườn khớp càng cao và khó kiểm soát hơn.

4. Những đối tượng dễ mắc viêm khớp bàn chân

Viêm khớp bàn chân là một căn bệnh phổ biến, ngày càng có xu hướng gia tăng và không loại trừ bất kỳ ai. Đặc biệt, nếu thuộc nhóm đối tượng dưới đây thì bạn càng có nguy cơ mắc viêm khớp bàn chân cao hơn:

  • Người lớn tuổi.
  • Người từng gặp chấn thương, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus.
  • Người bị rối loạn miễn dịch, rối loạn chuyển hóa.
  • Người thừa cân/ béo phì.
  • Người làm công việc yêu cầu ở yên một chỗ, ít vận động như: Nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, giáo viên, tài xế taxi,…
  • Vận động viên, người thường xuyên chơi các môn thể thao.
  • Người có thành viên trong gia đình đã bị viêm khớp bàn chân.
  • Người lao động nặng như nông dân, xây dựng, khuân vác,…

Viêm khớp là một bệnh lý tiến triển thầm lặng. Có thể đôi bàn chân của bạn đi lại bình thường nhưng không có nghĩa là chúng hoàn toàn khỏe mạnh. Vì phản ứng viêm sẽ âm thầm ăn mòn sụn khớp từng ngày. Vì vậy cần hết sức cảnh giác.

5. Viêm khớp bàn chân có nguy hiểm không?

Theo quan niệm của nhiều người, ảnh hưởng đến tính mạng mới được coi là nguy hiểm. Tuy nhiên quan điểm y học hiện đại ngày nay đã thay đổi. Những bệnh lý làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh đều được gọi là nguy hiểm. Viêm khớp là một trong số những căn bệnh như vậy.

Mặc dù không có nguy cơ gây thiệt mạng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, viêm khớp bàn chân sẽ cản trợ khả năng đi lại cũng như ảnh hưởng đến cuộc sông hàng ngày của bệnh nhân. Hơn nữa, viêm khớp cũng dẫn đến những biến chứng nặng nề, khiến chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần suy giảm sâu sắc.

6. Những biến chứng có thể xảy ra

Giảm chức năng cử động: Cơn đau dai dẳng kèm theo sự hao mòn của sụn khớp làm giảm dần chức năng cử động của các khớp bàn chân bị viêm. Lúc này, sinh hoạt và công việc của người bệnh có thể bị gián đoạn.

– Biến dạng khớp bàn chân: Khi sụn khớp bị hư hỏng nặng, không giữ được cấu trúc ban đầu của khớp là lúc khớp bàn chân bắt đầu biến dạng. Nó không chỉ làm giảm mà còn làm mất khả năng cử động của bàn chân. Việc không thể di chuyển buộc người bệnh phải từ bỏ công việc và sống phụ thuộc vào người khác chăm sóc.

– Gặp các vấn đề về tâm lý: Vì sống dựa vào người thân, bạn bè nên người bệnh luôn cảm thấy chán chường. Tâm lý buồn bực kéo dài khiến nhiều người có khuynh hướng thu mình lại, ngại giao tiếp. Có thể gặp các vấn đề về tâm lý như mất động lực, trầm cảm…

7. Các biện pháp chăm sóc bệnh viêm khớp bàn chân hiện nay

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ như sử dụng thuốc, vật ký trị liệu khớp bàn chân hay phẫu thuật điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi và sử dụng các liệu pháp thay thế cũng như các biện pháp chăm sóc. Cụ thể như:

7.1. Nghỉ ngơi

Bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động và đi lại nhiều. Việc nghỉ ngơi giúp giảm áp lực lên các khớp và mô mềm, giúp xoa dịu cơn đau. Đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương biến đổi nặng hơn. Cần ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia hay hút thuốc lá để ngăn ngừa các cơn đau cấp tính cũng như thoái hóa khớp. Ngoài ra, có thể sử dụng nẹp cố định khớp để hạn chế phát sinh cơn đau.

7.2. Ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống lành mạnh là cực kỳ cần thiết cho bệnh nhân viêm khớp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra các loại thực phẩm lành mạnh giúp hỗ trợ giảm viêm, đau và sưng, ngăn ngừa các tổn thương tiến triển. Ngoài ra ăn các loại thực phầm giàu canxi, vitamin giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp tiến triển, duy trì sự chắc khỏe cho xương khớp. Các nhóm thực phẩm được khuyên sử dụng nhiều nhất là trái ây, rau xanh, các loại trứng, hạt, thịt, cá, đậu,…

7.3. Luyện tập thể dục thể thao

Bệnh nhân không nên ngồi một chỗ hay nằm trên giường quá lâu. Khi các cơn đau nhức thuyên giảm, người bệnh nên đi lại và tập những bài thể dục vừa sức, cường độ phù hợp như yoga, dưỡng sinh. Việc duy trì vận động khớp và luyện tập có thể giúp người bệnh gia tăng phạm vi các khớp chuyển động, tăng sức mạnh của cơ bắp cũng như tăng khả năng vận động. Đồng thời giúp hỗ trợ giảm đau và hạn chế cứng khớp.

7.4. Kiểm soát cân nặng

Khi cơ thể tăng thêm 1 pound (1 pound = 0,45 kg) trọng lượng sẽ tương đương với khoảng 2,25kg đè nén lên bàn chân. Tức là khi tăng 9kg sẽ khiến đôi chân phải gánh chịu thêm 45kg với mỗi sải chân. Áp lực gia tăng khiến khớp bị tổn thương, dẫn đến các bệnh viêm khớp bàn chân.

Nếu bạn đang thừa cân, hãy tích cực giảm cân để giảm căng thẳng cho các khớp bàn chân. Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để quản lý cân nặng.

7.5. Các giải pháp hỗ trợ khác

viem khop ban chan

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể áp dụng thêm các giải pháp hỗ trợ để giảm nhẹ triệu chứng, cũng như tăng khả năng kiểm soát bệnh viêm khớp ở bàn chân. Viên khớp Tường Niên ứng dụng công nghệ hiện đại chiết xuất Polycan từ nấm men đen Hàn Quốc và Ayuflex từ quả Chiêu Liêu – bộ đôi hiệp đồng giúp chống viêm – giảm đau hiệu quả với các cơn đau nhức xương khớp, nhất là khi vận động hay thời tiết chuyển mùa.

Không chỉ có thế, các thành phần thảo dược thiên nhiên có trong khớp Tường Niên như Cao vuốt quỷ, Cao dây đau xương, Cao Hy thiêm, Cao kê huyết đằng, Cao thổ phục linh còn có tác dụng hỗ trợ khớp vận động linh hoạt, hỗ trợ giúp khớp linh hoạt, thông kinh mạch. Chứa nhiều dưỡng chất phục hồi sụn đĩa đệm tự nhiên, tăng tiết dịch khớp, tiêu viêm giảm đau, tăng sức bền cơ khớp.

8. Cách phòng ngừa viêm khớp bàn chân

Việc chăm sóc và bảo vệ khớp bàn chân từ sớm bằng những biện pháp khoa học sẽ hạn chế được đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Vì vậy cần phòng ngừa viêm khớp bàn chân bằng cách bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho khớp từ sớm.

Để không bị tàn phế và mất khả năng lao động, không phụ thuộc vào người khác. Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức xương khớp, mọi người cần chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý cũng như bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để xương khớp toàn thân chắc khỏe. Các chiết xuất thảo dược thiên nhiên 100% có trong viên khớp Tường Niên giúp cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong sản phẩm. Viên uống tiện sử dụng, phù hợp cho những người bị chứng nhức mỏi các khớp, người vận động khó khăn do thoái hóa khớp, người có nguy cơ thoái hóa khớp.

viem khop ban chan

Địa chỉ mua khớp Tường Niên chính hãng tại Việt Nam:

Công ty TNHH thương mại và phát triển KTR Việt Nam

Địa chỉ: Số 30, ngõ 28A Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

Website chính thức: https://vienkhoptuongnien.com.vn/

Hotline: 0976 140 000

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Block "block-bai-viet-lien-quan" not found