Phong tê thấp (hay phong thấp) là một dạng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp – một loại bệnh xương khớp. Bệnh xảy ra khi yếu tố tự miễn của cơ thể gặp vấn đề nào đó. Các dấu hiệu thường gặp là sưng, nóng và đau tại khớp. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các khớp dễ bị biến dạng và bị phá hủy, dẫn đến khả năng vận động hao hụt và gây tàn phế.
phong te thap
Bệnh phong tê thấp là gì

Tổng quan về bệnh phong tê thấp

1. Khái niệm

Bệnh phong tê thấp là một dạng rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là viêm đối xứng các khớp ngoại vi, sau đó là cấu trúc khớp bị hủy hoại và đi kèm với các triệu chứng toàn thân.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp

Phong tê thấp bắt đầu từ triệu chứng toàn thân như cứng khớp buổi sáng, mệt vào buổi chiều và biếng ăn, yếu cơ, đôi khi sốt nhẹ. Các triệu chứng khớp thường gặp gồm đau, sưng, cứng khớp. Bệnh khởi phát từ từ, bắt đầu một cách đột ngột giống như hội chứng cấp tính do virus.

Trong 6 năm đầu, bệnh sẽ tiến triển vô cùng nhanh. 80% bệnh nhân bị tổn thương vĩnh viễn trong 10 năm. Diễn biến không thể đoan trước được ở từng người bệnh.

Các triệu chứng khớp cũng có tính đối xứng. Thường triệu chứng cứng khớp kéo dài trên 60 phút sau khi dậy vào buổi sáng. Nhưng điều này cũng có thể xảy ra ở sau bất cứ hoạt động kéo dài nào. Các khớp gặp tổn thương sẽ bị sưng, nóng, đỏ, đau gây hạn chế vận động. Các khớp bị ảnh hưởng chủ yếu bao gồm:

  • Hay gặp nhất là cổ tay, khớp bàn tay và ngón tay số 2, số 3.
  • Khớp bàn chân, ngón chân.
  • Khớp khuỷu và khớp vai.
  • Khớp háng.
  • Khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp ngón chân.
  • Khớp gối.

Tuy nhiên trên thực tế, hầu như bất kỳ khớp nào đều có thể bị ảnh hưởng (ngoại trừ khớp gian đốt xa). Cột sống cũng ít bị ảnh hưởng trừ cột sống cổ. Các khớp thường được giữ ở tư thế gấp để giảm đau do căng bao khớp.

Chứng co cứng nói riêng và các dị tất cố định nói chung có thể phát triển rất nhanh chóng. Các biến chứng như dạng cổ thiên nga hay tình trạng mất ổn định do bao khớp bị kéo căng cũng có thể dễ dàng xảy ra ở người bị chứng phong tê thấp.

phong te thap

3. Ảnh hưởng của bệnh phong tê thấp đối với sức khỏe

Phong tê thấp làm giảm tuổi thọ trung bình của con người từ 3 đến 7 năm. Phần lớn do ảnh hưởng từ bệnh tim mạch, nhiễm trùng và xuất huyết hệ tiêu háo. Nên làm giảm nguy cơ xảy ra các bệnh tim mạch ở tất cả các bệnh nhân để kiểm soát mức độ của bệnh.

4. Các biến chứng thường gặp

Phong tê thấp dễ phát sinh các biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Phong tê thấp khiến nguy cơ mắc các bệnh về hệ thần kinh, tim mạch, phổi, viêm mạch máu gia tăng, đi kèm với hệ lụy gây biến dạng cột sống, mất hoàn toàn khả năng vận động.

Nếu cơ thể gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn. Việc chẩn đoán sớm và có một phác đồ điều trị hợp lí sẽ làm giảm nguy cơ bệnh nặng, giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra phong tê thấp

1. Các yếu tố thường gặp

Thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân này phổ biến ở nữ giới. Sự mất cân bằng giữa estrogen và progesterone được các nhà khoa học cho là có liên quan trực tiếp tới sự khởi phát của phong tê thấp.

Di truyền

Yếu tố di truyền chiếm tới hớn một nữa (khoảng 50 – 60%) nguyên nhân gây bệnh. HLA-DR, PTPN22, PADI4 là một số gen có sự liên quan mật thiết đến bệnh phong tê thấp.

Yếu tố truyền nhiễm

Nguyên nhân khởi phát bệnh phong tê thấp có thể do sự tấn công của các virus cúm, virus Epstein-Barr,…

Đồng thời một số yếu tố khác như chấn thương do ngoại cảnh, sử dụng nhiều chất kích thích hoặc tác động từ các bệnh xương khớp khác,… cũng có thể gây ra bệnh phong tê thấp.

2. Những người có nguy cơ mắc phải phong tê thấp

  • Người cao tuổi: Phong tê thấp xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là từ khoảng 40 – 60 tuổi. Đây là thời kỳ xương khớp dễ bị thoái hóa nhất.
  • Người béo phì: Người mắc bệnh béo phì có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với người bình thường. Do người mắc bệnh béo phì dễ bị mắc bệnh về động mạch vành. Các mạch máu bị co hẹp dẫn tới tình trạng máu khó lưu thông.
  • Môi trường làm việc có độ ẩm thấp: Những người làm việc trong môi trường ẩm thấp, giá lạnh hoặc phải tiếp xúc nhiều với nước sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người thường.

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong tê thấp

  • Giới tính: Phụ nữ có khả năng mắc bệnh phong tê thấp cao hơn nam giới. Nếu trong gia đình có người bị phong tê thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh với những thành viên còn lại.
  • Tuổi tác: Người càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh càng cao. Lứa tuổi trung niên 40 – 55 trở lên dễ mắc bệnh hơn.
  • Thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều hoạt chất độc hại có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh phong tê thấp. Ở những đối tượng mắc bệnh nếu thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến triệu chứng bệnh ngày càng tồi tệ hơn.
  • Thừa cân, béo phì: so với người có trọng lượng cơ thể ổn định, người thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

1. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán phong tê thấp

Phong tê thấp được chẩn đoán dựa trên một số xét nghiệm và thăm khám lâm sàng. Theo các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của người bệnh, gia đình đồng thời có thể kiểm tra thể chất các khớp bao gồm:

  • Tình trạng sưng đỏ, đau khớp.
  • Sức mạnh và sự phản xạ cơ bắp.
  • Kiểm tra độ ấm và sự đàn hồi ở khớp.

Không có một xét nghiệm đơn lẻ nào giúp xác nhận bệnh phong tê thấp. Vì thế y khoa sử dụng một số các kĩ thuật, xét nghiệm thêm như:

  • Kiểm tra máu: Giúp kiểm tra mức độ của các chất phản ứng trong giai đoạn cấp tính tăng cao khi bị viêm. Đây là một trong những dấu hiệu của phong tê thấp đồng thời hỗ trợ chẩn đoán.
  • Tìm yếu tố thấp khớp: Xét nghiệm được yếu tố thấp khớp RF giúp kiểm tra một protein gọi là yếu tố thấp khớp. RF tăng cao sẽ liên quan tới các bệnh tự miễn, trong đó có phong tê thấp.
  • Xét nghiệm kháng thể protein chống đông máu: Người có kháng thể này thường có bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị phong tê thấp cũng cho kết quả dương tính với kháng thể này.
  • Tốc độ lắng của hồng cầu (ERS): Mặc dù không chỉ ra nguyên nhân gây viêm nhưng xét nghiệm ESR giúp xác định được mức độ viêm trong cơ thể.
  • Xét nghiệm protein phản ứng C: Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hoặc viêm ở bất cứ đâu trong cơ thể cũng có thể kích hoạt gan tạo ra protein phản ứng C. Nếu dấu hiệu viêm ở mức độ cao có thể liên quan tới phong tê thấp.
  • Chẩn đoán hình ảnh bao gồm: Chụp X-quang, chụp MRI khớp, siêu âm có thể sẽ được chỉ định để đưa ra kết luận chính xác nhất.

2. Phương pháp điều trị phong tê thấp

  • Sử dụng thuốc làm chậm sự tiến triển của bệnh.
  • Thuốc chống viêm không steroid cần thiết để giảm đau.
  • Các biện pháp hỗ trợ khác (Ví dụ như cai thuốc lá, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lý khác).

Việc điều trị phong tê thấp phải bao gồm việc cân bằng giữa nghỉ ngơi, tập thể dục và dinh dưỡng đầy đủ, đi kèm các biện pháp vật lý, thuốc. Thậm chí sử dụng tới phẫu thuật.

Các biện pháp vật lý

  • Nên sử dụng các loại giày chỉnh hình, giày thể thao.
  • Giá đỡ cổ chân được đặt phía sau hoặc gần khớp cổ chân bị đau giúp giảm đau khi chịu trọng lượng.
  • Nẹp khớp sẽ làm giảm viêm tại chỗ và làm giảm các triệu chứng đau hoặc các bệnh thần kinh chèn ép.
  • Chườm lạnh để giảm sưng và đau khớp.
  • Trong giai đoạn viêm cấp tính, việc tập thể dục thụ động giúp ngăn ngừa co cứng cơ. Giảm độ cứng và co thắt cơ bằng các bài tập thể dục trong nước ấm rất tốt cho việc tăng các chức năng của cơ.
  • Đi bộ, tập các bài tập yoga nhẹ nhàng nhằm khôi phục lại khối lượng cơ và bảo vệ tầm vận động của khớp.
  • Phương pháp trị liệu hữu ích khác là massage bởi những người có kỹ thuật và chuyên môn.

Phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc không thành công có thể xem xét việc phẫu thuật khi đã cân nhắc tới toàn thể bệnh và mong muốn của người bệnh.

  • Phẫu thuật thay thế khớp hoàn toàn: Loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng một khớp nhân tạo;
  • Phẫu thuật sửa gân: Sửa chữa các gân bị lỏng hoặc đứt do viêm và tổn thương ở khớp;
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Nhằm làm ổn định hoặc giảm đau nếu phẫu thuật thay thế khớp không thực hiện được.

Thuốc điều trị phong tê thấp

Mục đích sử dụng thuốc giảm viêm nhằm ngăn ngừa bào mòn, biến dạng tiến triển và mất chức năng khớp.

Một số các loại thuốc có thể kể tới là: Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs); NSAIDs; Corticosteroid; Thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc gây độc tế bào; Các thuốc sinh học khác;…

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

1. Chế độ sinh hoạt

Tập thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp. Tránh những môn vận động mạnh và bắt đầu bằng việc đi bộ mỗi ngày.

Chườm nóng là một biện pháp giúp giảm đau khớp rất tốt. Dùng một miếng giữ nhiệt hay chai nước nóng bọc lại bằng một chiếc khăn mỏng rồi chườm lên vùng bị sưng đau. Cũng có thể sử dụng miếng dán giữ nhiệt, tắm nước ấm hoặc đèn sưởi nhiệt để giảm đau.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Việc nghỉ ngơi thư giãn, tránh những căng thẳng trong cuộc sống là cách đối phó tốt nhất với những cơn đau do bệnh.

2. Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ giàu dinh dưỡng và cân bằng giúp hỗ trợ điều trị phong tê thấp. Để làm chậm quá trình phát triển của bệnh nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu can-xi. Ngoài ra nên kiêng ăn một số loại đồ ăn thức uống có hại như rượu, cồn hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

3. Phương pháp phòng ngừa phong tê thấp hiệu quả

Để phát hiện và điều trị kịp thời nên kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần. Khi có bất kỳ một dấu hiệu nào, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để có một phác đồ điều trị từ phía các y bác sĩ và cơ sở y tế. Ngoài ra, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp ngăn chặn các nguy cơ gây ra phong tê thấp.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp 

Các khớp là nơi chịu trọng tải lớn, đồng thời cũng là vị trí điều khiển hoạt động chính của cơ thể, thế nên bộ phận này rất dễ bị tổn thương và hao mòn. Do đó, chúng ta nên chủ động bảo dưỡng các khớp từ sớm bằng những dưỡng chất chuyên biệt như Polycan và Ayuflex trong viên khớp Tường Niên.

phong te thap
Viên khớp Tường Niên hỗ trợ viêm khớp, thoái hóa khớp

Những dưỡng chất này sẽ giúp hàn gắn hư tổn, tái tạo sụn và xương dưới sụn, cải thiện chất lượng dịch khớp, giúp khớp gối giữ được cấu trúc bền vững, cử động trơn tru và linh hoạt. Hơn nữa, bộ tinh chất thiên nhiên ưu việt trong viên khớp Tường Niên còn có khả năng kiểm soát quá trình viêm, hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý thoái hóa và các khớp khác toàn thân. Nhờ đó, chúng ta sẽ có được hệ xương khớp toàn thân khỏe mạnh.

Liên hệ đặt mua sản phẩm Viên Khớp Tường Niên chính hãng tại Việt Nam

Công ty TNHH Thương Mại và Phát triển KTR Việt Nam

Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 28A Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Hotline: 0976140000

Website: https://vienkhoptuongnien.com.vn/

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Block "block-bai-viet-lien-quan" not found