Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý mạn tính thường gặp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tàn phế. Vì vậy, người bệnh cần hết sức lưu ý khi gặp những dấu hiệu đáng ngờ, không nên chủ quan và cần đi thăm khám thường xuyên. Dưới đây là những thông tin quan trọng về căn bệnh thoát vị địa đệm để bạn đọc cùng tham khảo.

I. Tổng quan về thoát vị đĩa đệm

1. Khái niệm

thoat vi dia dem
Các bộ phận thuộc cột sống dễ dàng bị ảnh hưởng

Để hiểu được thoát vị đĩa đệm là gì, trước hết phải có những hiểu biết cơ bản về cột sống thắt lưng và tủy sống để biết được các cơn đau bắt nguồn từ đâu.

– Cột sống:

Một tập hợp các xương đốt sống có lỗ ở trung tâm và xếp chồng lên nhau theo dạng cột. Các lỗ này khi xếp chồng lên nhau sẽ hợp thành 1 khoảng trống, có hình dạng ống là nơi chứa tủy sống (còn gọi là ống sống).

– Tủy sống – dây thần kinh:

Tủy sống đóng vai trò là đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh, được ống sống bảo vệ. Chúng có tác dụng kết nối não bộ và các thành phần trong cơ thể. Các dây thần kinh được tách ra từ tủy sống, chui khỏi ống sống tại các khe của xương đót sống. Từ đó, thần kinh được kết nối đến tay, chân và các cơ quan khác. Đây là nguyên nhân khiến các vấn đề cột sống gây đau lan  xuống chân hoặc gây ảnh hưởng đến các cơ quan như bàng quang.

– Cơ – gân – dây chằng:

Gọi chung là tập hợp “mô mềm”, có vai trò giữ vững cấu trúc cột sống.

– Đĩa đệm:

Là tên của cấu trúc dạng đĩa, có tính đàn hồi, nằm giữa 2 xương đốt sống. Sự đàn hồi này có được nhờ 2 thành phần là vòng xơ ở ngoài, nhân đệm ở trung tâm. Đĩa đệm có chức năng hấp thu lực và tăng tính di động cho cột sống.

Lớp vòng xơ ở ngoài đĩa đệm đôi khi bị phá vỡ, không giữ được nhân đệm ở trung tâm. Nhân đệm thoát ra qua chỗ vỡ gây ra tình trạng thoát vị. Khi thoát vị đĩa đệm, phần nhân đệm sẽ gây ra sự chèn ép lên các cấu trúc thần kinh khác bên cạnh. Sự chèn ép này chính là nguyên nhân của các triệu chứng mà một bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mắc phải.

2. Các thể thoát vị đĩa đệm

Có nhiều cách để phân loại các thể thoát vị đĩa đệm, chủ yếu dựa trên sự chèn ép dây thần kinh tủy sống và vị trí. Cụ thể:

Theo vị trí, tình trạng thoát vị

– Thoát vị đĩa đệm ra trước: Nhân nhầy thoát ra ngoài, không chèn ép vào dây thần kinh tủy sống nên người bệnh không cảm thấy đau nhức.

– Thoát vị đĩa đêm ra sau: Một thể phổ biến khi nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép và đè nén vào tủy sống, các dây thần kinh dẫn đến đau nhức, tê bì chân tay, đau mỏi,..

Theo vị trí đĩa đệm bị lệch

– Thoát vị đĩa đệm cổ

– Thoát vị đĩa đệm ngực

– Thoát vị đĩa đệm cổ ngực

– Thoát vị đĩa đệm ngực lưng

– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo sự chèn ép thần kinh tủy sống

– Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Thể thoát vị đĩa đệm này mặc dù không gây ra hiện tượng tê bì chân tay nhưng lại nguy hiểm nhất. Khi nhân nhầy thoát ra ngoài chèn lên tủy sống, người bệnh có thể bị mất hoàn toàn chức năng vận động và khả năng bài tiết.

– Thoát vị đĩa đệm thể cạnh trung tâm: Nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống.

– Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh bên trái hoặc bên phải: Hầu hết bệnh nhân mắc phải thể thoát vị này, các triệu chứng của bệnh cũng rất dễ dàng nhận biết.

Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thoát vị đĩa đệm cổ. Đây là các vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất do các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

3. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Những nguyên nhân chủ yếu

– Hoạt động sai tư thế: Các tư thế mang vác nặng sai cách dễ dẫn tới chấn thương cột sống và thoát vị.

– Chấn thương do ngoại cảnh: Khi có một lực mạnh tác động vào. Các trường hợp như ngã, chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông,… khiến cấu trúc và vị trí đĩa đệm bị thay đổi cấu trúc.

– Thoái hóa tự nhiên: khi tuổi càng cao, đặc biệt là độ tuổi 35 – 50, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, lượng nước cũng như tính đàn hồi của nhân nhầy bị giảm đi. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ mắc phải chứng bệnh này.

Những nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh

– Cân nặng: Những người thừa cân, béo phì dễ mắc nguy cơ bệnh gấp 12 lần so với bình thường do cột sống bị gia tăng áp lực.

– Bệnh lý cột sống: Cột sống gù vẹo, gai đôi hoặc thoái hóa là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

– Yếu tố nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên phải khuân vác nặng, cúi gập người hoặc nhân viên văn phòng phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong 8 – 10 tiếng khiến gia tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm, dẫn tới hiện tượng thoát vị.

– Giày cao gót: nữ giới hay sử dụng giày cao gót làm gia tăng nguy cơ lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

4. 4 giai đoạn của bệnh

thoat vi dia dem
Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 1: Đĩa đệm có dấu hiệu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh thỉnh thoảng gặp tình trạng tê bì tay chân nhưng không đau nhức. Hầu hết không phát hiện mình bị bệnh.

Giai đoạn 2: Vòng bao xơ bị rách một phần, nhân nhầy thoát ra chèn ép lên các cơ quan lân cận. Đĩa đệm phình to nhưng cơn đau vẫn chưa rõ ràng.

Giai đoạn 3: Vòng xơ rách hoàn toàn, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đến giai đoạn này, các cơn đau khởi phát mạnh mẽ người bệnh mới bắt đầu đi điều trị.

Giai đoạn 4: Giai đoạn nguy hiểm nhất. Rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

5. Đối tượng nào dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm?

  • Người cao tuổi.
  • Người mắc bệnh thoái hóa, chấn thương ngoại cảnh hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như gai cột sống, trượt hoặc cong vẹo cột sống,…
  • Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,…
  • Người thường xuyên làm các công việc, hoạt động nặng nhọc.
  • Người có thói quen sinh hoạt không khoa học (kê cao gối khi ngủ, tư thế ngồi làm việc không đúng,…)
  • Người làm công việc đòi hỏi liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao…
  • Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng.

6. Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng như thế nào?

thoat vi dia dem
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng lớn tới cơ thể con người

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng này gây nên các cơn đau nhức khó chịu, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày. Nếu không điều trị và thăm khám kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Tổn thương thần kinh cánh tay.
  • Gây rối loạn cảm giác, tê bì chân tay, mất cảm giác nóng – lạnh.
  • Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.
  • Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.
  • Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
  • Bại liệt, tàn phế.

II. Thoát vị đĩa đệm có thể chữa được không?

Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng có 2 điều kiện chủ yếu nếu muốn điều trị thuận lợi thoát vị đĩa đệm.

– Phụ thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm: Tùy thuộc vào trạng thái bệnh nặng hay nhẹ mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hoặc chậm khác nhau. Mặc dù người bệnh khó chịu khi gặp phải các triệu chứng như đau, tê liệt, yếu cơ ở một số bộ phận. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể chữa trị chúng hiệu quả bằng cách ứng dụng các phương pháp vật kí trị liệu không dùng thuốc hay phẫu thuật.

– Sự kiên trì: Đĩa đệm tổn thương trong khoảng thời gian dài nên người bệnh cần kiên trì chữa trị ít nhất vài tháng để đạt kết quả tích cực như mong muốn.

IV. Một số biện pháp điều trị

1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Để giải quyết các cơn đau cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc giảm đau như:

– Nhóm thuốc giảm đau (có tác dụng giảm nhanh các cơn đau nhức)

– Thuốc kháng viêm không Steroid (chú ý tới tiền sử bệnh gan, thận, tim mạch,…)

– Nhóm thuốc giãn cơ giải phóng chèn ép giúp cơ giãn ra và vận động linh hoạt.

– Thuốc tiêm corticoid khi các cơn đau chuyển sang dữ dội hơn, dùng giảm đau liều nhẹ không hết.

– Nhóm vitamin B phổ biến là vitamin B1, B6, B12,…

Cần lưu ý sử dụng đúng liều, đủ thời gian quy định của bác sĩ. Tránh dùng bừa bãi, không chỉ khiến bệnh khó điều trị mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan, thận, dạ dày…

2. Thực hiện các bài tập tốt cho cột sống

Các bài tập nhẹ nhàng rất tốt cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Luyện tập vừa phải là một cách rất tốt giảm áp lực lên cột sống, giảm các cơn đau, tăng sự dẻo dai cho xương khớp và đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh. Một số bài tập phù hợp rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm nói chung nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách. Tránh những bộ môn cần vận động mạnh như: gym, golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ…; đồng thời hạn chế các động tác ngồi xổm hoặc chạy nhảy lên xuống.

3. Phẫu thuật (mổ)

Trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân không nên mổ. Quá trình phẫu thuật có thể xảy ra rủi ro đáng tiếc như: Nhiễm trùng, chảy máu vết thương, tổn thương rễ thần kinh, tỷ lệ tái phát cao( 5 – 10%)…

Vì thế, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên phẫu thuật hay không. Hiện nay, ngoài mổ hở y học còn có kĩ thuật mổ nội soi, mổ vi phẫu.

Ngoài ra, Y học hiện đại còn phát triển nhiều cách trị thoát vị đĩa đệm, có thể kể đến như: Điều trị tia laser, chữa bệnh bằng tế bào gốc, tiêm ngoài màng cứng…

4. Áp dụng bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị thoái hóa đĩa đệm

thoat vi dia dem
Viên khớp Tường Niên hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm một cách an toàn, hiệu quả

Như chúng ta đã biết, “Đông y chữa người bệnh” có nghĩa đối tượng của Đông y không phải là “bệnh” mà là “con người”. Mục đích quan trọng của Đông y trước hết phải giữ lấy mạng sống của con người, sau đó mới nghĩ tới khống chế, tiêu trừ ổ bệnh.

Nguyên tắc chữa bệnh trong Đông y là “triệt thoái hóa – tiêu thoát vị”.  Do đó, để phục hồi đĩa đệm bị thoát vị, cần chú ý cân bằng hai nguồn lực sống âm – dương. Theo đó, người bệnh cần sử dụng các vị thuốc có tính ấm nóng để tán hàn, trừ phong – nguyên nhân dẫn tới bệnh. Các biện pháp như châm cứu, bấm huyệt khi được kết hợp sử dụng thuốc sẽ tăng thêm “sức mạnh” cho việc điều trị bệnh, giúp tỷ lệ chữa bệnh thành công cao hơn đáng kể.

Viên khớp Tường Niên – mạnh gân cốt, khỏe khớp xương, hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa, thoát vị đĩa đệm

Được phát triển và nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao trong mảng thực phẩm chức năng, viên khớp Tường Niên đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc và được các chuyên gia, bác sĩ cũng như người bệnh đánh giá cao.

Tuân thủ tuyệt đối theo nguyên tắc sử dụng các thành phần là thảo dược thiên nhiên an toàn lành tính đối với cơ thể con người, công thức được gia giảm và nghiên cứu kĩ lưỡng, Viên khớp Tường Niên đã được ra đời. Đây là sản phẩm đã được giới thiệu trên nhiều chương trình truyền hình uy tín như “Cơ thể bạn nói gì” – VTV2.

Hiệu quả toàn diện, lâu dài, ngừa tái phát

thoat vi dia dem

Viên khớp Tường Niên ứng dụng công nghệ chiết xuất Polycan từ nấm men đen Hàn Quốc và Ayuflex chiết xuất quả chiêu liêu, cùng các thành phần thảo dược như cao dây đau xương, vuốt quỷ, hy thiêm, kê huyết đằng, thổ phục linh – các thảo dược chủ trị bệnh xương khớp hàng nghìn năm nay.

Sự kết hợp của các thành phần một cách hợp lý tạo thành vòng tròn khép kín, bổ trợ nhau, tác động sâu vào bên trong cơ thể, làm lành các cơ quan bị tổn thương. Đồng thời giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị một cách hiệu quả.

Tùy vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của mỗi người, các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuyên biệt, kết hợp cùng liệu pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu bấm huyệt cho hiệu quả nhanh, tăng cường phục hồi chức năng của xương khớp.

Liên hệ đặt mua sản phẩm Viên Khớp Tường Niên chính hãng tại Việt Nam

Công ty TNHH Thương Mại và Phát triển KTR Việt Nam

Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 28A Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Hotline: 0976140000

Website: https://vienkhoptuongnien.com.vn/

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Block "block-bai-viet-lien-quan" not found