Nội dung bài viết
Khớp gối kêu lạo xạo là gì?
Khớp gối kêu lạo xạo là hiện tượng đầu gối cử động sẽ phát ra âm thanh “lạo xạo, lục cục” từ trong khớp. Âm thanh này mọi người có thể nghe thấy hoặc không thể nghe thấy.
Nếu phát hiện âm thanh lạ này khi chuyển động, mọi người cần cẩn thận với những vấn đề y tế như chấn thương, thoái hóa khớp, khô khớp… Nếu tình trạng khớp kêu lạo xạo thường xuyên xảy ra, kèm theo triệu chứng đau nhức, sưng nóng, di động khó khăn, người bệnh nên bệnh viện thăm khám và kiểm tra sức khỏe khớp gối trong thời gian sớm nhất.
Nguyên nhân khiến khớp gối kêu lạo xạo khi chuyển động
Khớp gối kêu khi co duỗi, đi lại hay lên xuống cầu thang là những dấu hiệu không được xem thường, hãy cảnh giác với những vấn đề về xương khớp mà bạn có thể gặp phải như:
1. Thoái hóa khớp gối
Thông thường, nếu âm thanh lạo xạo xuất hiện cùng các cơn đau rất có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh lý này là hậu quả của quá trình hao mòn sụn khớp do viêm, tuổi tác, chấn thương…
Sụn khớp bị mòn không thể bao phủ hết các đầu xương trong khớp gối sẽ khiến các đầu xương cọ xát vào nhau, gây đau và giảm khả năng vận động. Đặc biệt, khi các đầu xương trở nên thô ráp, lúc chuyển động sẽ va vào nhau, tạo ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục hoặc kêu răng rắc.
2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh lý tự miễn phổ biến, thường ảnh hưởng đến nhiều khớp. Bệnh có xu hướng tấn công chủ yếu vào ngón tay, bàn tay, cổ tay,… là những nhóm khớp nhỏ.
Tuy nhiên, các khớp xương khác trên cơ thể cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Ngoài đau nhức, sưng tấy quanh khớp thì âm thanh lạo xạo cũng là một dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp.
3. Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Viêm bao hoạt dịch khớp gối làm giảm chất lượng dịch khớp, từ đó gia tăng lực ma sát và áp lực lên sụn khớp gối. Điều này vừa gây đau đầu gối, hạn chế phạm vi cử động, vừa khiến khớp gối kêu lạo xạo khi co duỗi.
4. Viêm khớp nhiễm khuẩn
Khớp gối kêu lạo xạo và đau có thể do bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận khác của cơ thể tới khớp thông qua máu, hoặc khởi phát sau một vết thương (vết cắn của động vật, gặp chấn thương) khiến vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào khớp gối. Nhiễm khuẩn dễ làm hư hỏng sụn và xương khớp gối nhanh chóng.
Nếu đầu gối có biểu hiện đau, sưng, đỏ, ấm và phát ra tiếng kêu, mọi người cần cảnh giác với bệnh lý nghiêm trọng này.
5. Khô khớp gối
Khi chất nhờn trong bao hoạt dịch ở khớp gối giảm đi, chúng cũng làm đầu gối có cảm giác đau và căng tức, dẫn đến âm thanh lục cục khi chuyển động. Khô khớp gối không nếu được điều trị kịp thời dễ dẫn đến thoái hóa khớp, khiến người bệnh suy giảm chất lượng cuộc sống.
6. Rách sụn chêm
Người chơi thể thao thường có những chấn thương, phổ biến nhất là rách sụn chêm. Vết rách sụn chêm có thể khiến khớp kêu lạo xạo khi co duỗi, xoay vặn đầu gối. Ngoài ra sụn chêm cũng có thể rách do cấu trúc mỏng dần theo thời gian. Bên cạnh tiếng kêu lạo xạo, sụn chêm rách còn khiến đầu gối sưng tấy, căng cứng và khó mở rộng khi cử động.
7. Gai khớp gối
Thoái hoa diễn ra trong thời gian dài khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị mài mòn, buộc cơ thể sản sinh ra tế bào xương mới. Sự gia tăng quá mức tế bào xương mới sẽ hình thành nên những xương nhỏ (gai xương), rác rải mọc ở bề mặt các đầu xương.
Khi đầu gối chuyển động, các gai xương cọ vào nhau gây ra tiếng lạo xạo trong khớp. Không chỉ vậy, gai xương có thể đè lên dây thần kinh hoặc va chạm với dây chằng quanh khớp gối khiến người bệnh đau nhức và giảm khả năng vận động.
8. Vôi hóa khớp gối
Vôi hóa là hiện tượng đọng canxi ở sụn và xương dưới sụn. Nó xảy ra ở bất kể vị trí khớp xương nào của cơ thể, thường gặp nhất ở khớp gối. Khi bị vôi hóa, khớp gối sẽ kêu lạo xạo và cảm giác đau khi vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Người bệnh này cũng sẽ cảm thấy sốt nhẹ và tê bì chân tay khi tình trạng chuyển nặng.
Trên đây là những nguyên nhân khiến khớp gối kêu lạo xạo khi co duỗi khiến bạn lo lắng. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều nghiêm trọng, nhưng nếu khớp gối kêu lạo xạo do bệnh lý xương khớp mãn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… cần thăm khám và điều trị sớm.
Tiếng kêu lạo xạo ở đầu gối có đáng lo ngại không?
Như đã lý giải tại sao khớp gối kêu lạo xạo, những lý do thật sự đáng lo ngại đó là bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn… Những bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng khôn lường là hỏng khớp, giảm hoặc mất khả năng cử động thông thường.
Khi khớp gối không thể cử động bình thường, từ việc đi lại, sinh hoạt cá nhân đến nhu cầu vui chơi, tập thể dục đều gặp khó khăn. Điều này trực tiếp làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Cách phòng ngừa khớp gối kêu lạo xạo
Chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng khớp gối một cách khoa học là cách duy nhất giúp chúng ta phòng ngừa tối đa tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau nhức. Dưới đây là những điều bạn cần làm để duy trì khớp gối chắc khỏe và dẻo dai mỗi ngày.
1. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho khớp gối
Khớp gối là nơi chịu trọng tải lớn, đồng thời cũng là vị trí điều khiển hoạt động chính của cơ thể, thế nên bộ phận này rất dễ bị tổn thương và hao mòn. Do đó, chúng ta nên chủ động bảo dưỡng khớp gối từ sớm bằng những dưỡng chất chuyên biệt như Polycan và Ayuflex trong viên khớp Tường Niên.
Những dưỡng chất này sẽ giúp hàn gắn hư tổn, tái tạo sụn và xương dưới sụn, cải thiện chất lượng dịch khớp, giúp khớp gối giữ được cấu trúc bền vững, cử động trơn tru và linh hoạt. Hơn nữa, bộ tinh chất thiên nhiên ưu việt trong viên khớp Tường Niên còn có khả năng kiểm soát quá trình viêm, hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý thoái hóa và viêm khớp gối nói riêng và các khớp khác toàn thân nói chung. Nhờ đó, chúng ta sẽ có được hệ xương khớp toàn thân khỏe mạnh, đôi chân vững chãi, thoải mái bước đi mà không nghe thấy tiếng kêu lạo xạo hay cảm giác đau mỏi.
2. Vận động thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 2 lần/ tuần) giúp tăng cường sức mạnh và độ bền cho đầu gối. Những môn thể dục, thể thao như yoga, đi bộ, chạy nhẹ nhàng, đạp xe… rất tốt cho việc xây dựng cơ bắp, hỗ trợ đầu gối chắc khỏe.
3. Bảo vệ khớp gối kỹ càng
Để giảm thiểu tổn thương và chấn thương cho khớp gối, khi lao động hay chơi thể thao, mọi người đều cần chú ý bảo vệ đầu gối bằng các dụng cụ chuyên dùng. Nếu phải lau dọn nhà cửa, bạn có thể dùng đệm lót, còn nếu chơi thể thao, đai bó gối là lựa chọn lý tưởng.
4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ mang đến cho cơ thể nguồn năng lượng thiết yếu để tái tạo các cơ quan, trong đó có hệ cơ xương khớp. Chính vì thế, song song với việc bổ sung những tinh chất dành riêng cho khớp như sản phẩm viên khớp Tường Niên, mọi người cần xây dựng một thực đơn ăn uống phong phú để cơ thể nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
5. Thay đổi thói quen sinh hoạt chưa tốt
Một số thói quen hàng ngày chưa tốt, chẳng hạn: Đi giày cao gót liên tục, ngồi quá nhiều (lười vận động), vặn/ xoắn đầu gối quá mạnh… có thể khiến nhiều người thấy thích thú và thoải mái ngay tại thời điểm đó, nhưng thực chất lại gây tổn thương tới khớp gối về lâu dài. Hãy thay đổi những thói quen, sở thích này ngay hôm nay để không phải chịu cảnh khớp gối kêu lạo xạo khi co duỗi ngày sau.
Đương nhiên, kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ là điều kiện không thể thiếu trong chiến lược phòng ngừa bệnh khớp gối kêu lục cục. Quan trọng hơn, việc thăm khám khớp gối thường xuyên sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm những bệnh lý xương khớp, từ đó kịp thời điều trị, phòng tránh biến chứng xấu.
Khi khớp gối kêu lạo xạo, nhất là có kèm theo biểu hiện đau nhức, căng cứng và sưng tấy, mọi người nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Dù đây không phải là triệu chứng của bệnh lý xương khớp thì cũng là tín hiệu cảnh báo một tổn thương hay chấn thương nào đó, cần được xử lý sớm để bảo vệ khớp gối.
Block "block-bai-viet-lien-quan" not found