Thói quen là hành vi lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày của con người. Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng về lâu dài lại gây ảnh hưởng rất xấu tới xương khớp, dẫn tới các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… khó có thể phục hồi. Dưới đây là những thói quen có tác động xấu, làm giảm tuổi thọ của xương khớp mà nhiều người hay mắc phải.

1. Lười vận động – Thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp

thoi quen xau

Nhiều người nghĩ rằng tập thể dục gây ra các cơn đau cơ và tốn thời gian. Trên thực tế, các cơ và khớp trở nên chắc khỏe hơn, không còn bị căng cứng, nguy cơ bị các cơn đau mãn tính giảm đáng kể khi thực hiện các bài tập thể dục và căng cơ đúng cách.

Duy trì lối sống năng động là điều quan trọng nhất để có sức khỏe tốt, đặc biệt với người mắc phải những vấn đề sức khỏe liên quan đến vùng lưng như gai cột sống, viêm khớp, lồi đĩa đệm. Một chế độ tập luyện lý tưởng là hoạt động khoảng 30 phút mỗi ngày, duy trì 3-5 lần một tuần. Tập luyện không nhất thiết phải đến các phòng gym hay dùng máy chạy bộ mà có thể lựa chọn một môn bất kỳ như yoga, võ thuật, khiêu vũ hoặc các hình thức tập luyện khác. Hãy tìm một môn thể thao bạn yêu thích và kiên trì thực hiện nó đều đặn để cải thiện chất lượng sức khỏe.

2. Nâng vác không đúng kỹ thuật – Thói quen xấu ảnh hưởng đến eo lưng

thoi quen xau

Khi nâng, nhấc vật nặng, các khớp, cơ bắp và cột sống chịu một lực căng vô cùng lớn. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến chấn thương đốt sống và đĩa đệm từ nhẹ đến nghiêm trọng. Vì vậy việc áp dụng tư thế nâng nhấc thích hợp vô cùng quan trọng.

Hầu hết mọi người đều cúi gập người, dùng lực từ eo trở lên khi nâng vật nặng. Tuy nhiên, kỹ thuật và tư thế đúng là hạ thấp đầu gối, sử dụng lực của chân để chịu trọng lượng của vật được nâng. Hãy đảm bảo cầm chắc đồ vật, giữ gần nó với cơ thể, nâng một cách dứt khoát, không xoay người đột ngột khi nâng. Nếu vật có trọng lượng vượt quá sức của bạn, cách tốt nhất là sử dụng máy móc thiết bị để hỗ trợ.

3. Ngồi, nằm sai tư thế – Thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống

Ngồi quá lâu một chỗ

thoi quen xau

Thường xuyên ngồi làm việc với máy tính hoặc nằm dài một chỗ xem ti vi dễ hình thành tư thế không thích hợp, khiến cột sống lệch khỏi vị trí ban đầu. Đây là nguyên nhân gây ra các đơn đau đĩa đệm, thần kinh tọa và các vấn đề về cột sống khác.

Việc ngồi gù lưng, chúi về phía trước cũng gây ra rất nhiều áp lực lên cột sống, khiến cột sống bị đè nén, thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Điều này hay xuất hiện ở dân văn phòng, các tài xế taxi – những người thường xuyên phải ngồi cả ngày một chỗ.

Biện pháp để cải thiện tư thế, phòng ngừa các bệnh về cột sống này là giữ cho lưng thẳng, đầu – vai thả lỏng, hơi ngả về phía sau. Hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn, cẳng chân và đầu gối tạo thành 1 góc 90 độ.

Ngồi xổm, leo cầu thang hoặc bắt chéo chân

Khớp gối là vị trí chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể. Khi co gối lại, áp lực do cơ ở đùi và gân bánh chè sẽ ép xương bánh chè trượt trên xương đùi. Khi leo cầu thang, lực này gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể và khi ngồi xổm, lực này lớn gấp 7-8 lần trọng lượng cơ thể. Thói quen ngồi xổm tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương, gây thoái hóa khớp chè đùi. Tập luyện các cơ đùi đồng thời nên tránh thói quen ngồi xổm, hạn chế tối đa việc lên xuống, khiêng vác lên cầu thang để bảo vệ các khớp chè đùi.

Ngoài ra, ngồi bắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát với các xương khác, gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người đã bị đau khớp gối, ngồi bắt chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm. Do vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen ngồi bắt chéo chân ngay từ bây giờ, càng sớm càng tốt.

4. Bẻ khớp cổ, khớp tay thường xuyên – Thói quen xấu ảnh hưởng đến sụn khớp

thoi quen xau

Việc bẻ các khớp cổ, khớp ngón tay hay vặn lưng khiến các khớp phải hoạt động một cách nhanh đột ngột, quá tầm vận động, dẫn đến việc phá hủy cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp. Các khớp ở vị trí bị bẻ thường xuyên này cũng ngày càng to lên, gây ra những tổn thương như: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp… khiến sụn khớp bị bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Cần phải bỏ ngay thói quen xấu này nếu bạn không muốn các khớp bị biến dạng, thoái hóa, rách dây chằng hay nặng hơn là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng.

5. Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh – nguyên nhân gây ra các căn bệnh xương khớp

Hay uống rượu bia

Trong rượu bia có chứa một lượng lớn ethanol khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải, gây ra tình trạng suy giảm các dưỡng chất bôi trơn cho các khớp, gây đau nhức xương khớp sau khi sử dụng. Rượu bia còn làm tăng lượng axit uric trong máu, là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Gout, với các triệu chứng sưng đau ở các khớp ngón tay, mắt cá chân, đầu gối,… Nếu không có giải pháp khắc phục phù hợp có thể làm biến dạng khớp và tàn phế. Việc ngồi nhậu lâu hoặc uống say rồi ngủ với tư thế không đúng sẽ làm hạn chế lưu thông mau đến các cơ quan trọng trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng tê cứng, đau nhức khớp sau khi tỉnh dậy.

Bản thân mỗi người cần hạn chế, kiểm soát lượng cồn nạp vào cơ thể ở mức thấp nhất. Một số lưu ý có thể giúp ích cho bạn nếu bắt buộc phải uống rượu bia:

  • Nên uống một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa, giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu.
  • Khi uống rượu nên uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau xanh để làm loãng độ cồn trong rượu. Đồng thời ăn nhiều protein giúp làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
  • Tuyệt đối không pha rượu với bia hoặc chất kích thích khác vì dễ gây ngộ độc, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao.
  • Nên đứng lên, đi lại thay đổi tư thế giúp máu lưu thông, tránh đau nhức xương khớp vì ngồi nhậu quá lâu.

Hút thuốc

Rất nhiều người cho rằng xương khớp không liên quan tới hút thuốc. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm bởi trong thuốc lá chứ hàm lượng nicotin chính là nguyên nhân làm giảm quá trình tái tạo xương, gây mất xương và loãng xương. Những người hút thuốc lâu năm thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều nguy hiểm là các thuốc chống viêm khớp dạng thấp lại không có hiệu quả đối với người đang người hút thuốc. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được lý do tại sao nhưng những tác động qua lại giữa các bệnh xương khớp và người hút thuốc đã rất rõ ràng.

Một số biện pháp cải thiện sức khỏe xương khớp, làm chậm qua trình thoái hóa

Để cải thiện hệ xương khớp chắc khỏe hơn và phòng tránh căn bệnh thoái hóa khớp, mọi người nên thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày gây ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp. Kết hợp chăm sóc sức khỏe xương khớp từ sớm bằng các giải pháp khoa học.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

thoi quen xau

Hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, chú trọng các thực phẩm giàu vitamin C, D, sắt, canxi, omega-3… Đồng thời hạn chế rượu bia, đồ uống chứa caffein và bỏ hút thuốc lá. Luyện tập thể dục thể thao với tần suất phù hợp (khoảng 30 phút/ngày). Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh tăng cân, béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương. Những người làm việc trong văn phòng hay các công việc phải ngồi một tư thế trong thời gian dài cần thi thoảng đứng lên đi lại, vận động nhẹ, xen kẽ trong một buổi làm việc.

Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín, chất lượng trên thị trường

Đặc biệt, mỗi người có thể chủ động bổ sung những dưỡng chất có khả năng nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, các thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp như Viên khớp Tường Niên. Khớp Tường Niên ứng dụng công nghệ hiện đại chiết xuất Polycan từ nấm men đen Hàn Quốc và Ayuflex chiết xuất quả Chiêu Liêu, kết hợp cùng 5 loại thảo dược quý từ tự nhiên như: Cao dây đau xương, Cao vuốt quỷ, Cao Hy thiêm, Cao kê huyết đằng, Cao thổ phục linh. Sản phầm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP, đã được kiểm định nghiêm ngặt trước khi đưa đến tay người tiêu dùng và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Ngoài ra, nếu đang có các bệnh lý xương khớp có sẵn, cần tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ. Mỗi người cũng cần khám sức khỏe xương khớp định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm để chủ động bảo dưỡng hệ cơ xương khớp chắc khỏe.

Block "block-bai-viet-lien-quan" not found