Giai đoạn từ năm 2022 – 2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là “Thập niên xương khớp”. Việt Nam cũng được liệt kê vào danh sách một trong những nước có tỉ lệ người mắc bệnh xương khớp nhiều nhất thế giới. Không chỉ xuất hiện ở người già, các căn bệnh xương khớp gặp phải ở mọi lứa tuổi khác nhau và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Dưới đây là những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp hơn cả.
Nội dung bài viết
1. Nhóm người cao tuổi
Vì quy luật lão hóa, khi tuổi càng cao, các chức năng của cơ thể càng suy yếu, việc hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng ở các vùng sụn, cơ xương, khớp bị suy giảm. Lượng xương mới sinh ra bao giờ cũng ít hơn lượng xương bị phá hủy, gây ra tình trạng loãng xương, tổ chức sụn khớp không còn chắc khỏe. Các căn bệnh xương khớp thường gặp ở người già có thể kể đến là thoái hóa khớp, loãng xương,… Sự tổn thương cùng lúc của xương và sụn gây ra sự đau nhức ở tuổi già. Với những người lao động nặng thì tình trạng này sẽ đến sớm hơn.
2. Nhóm người lao động
Những công nhân thường phải thực hiện những công việc có tính chất lặp đi lặp lại hàng ngày (lắp ráp linh kiện, cắt, ủi, may mặc,…) tại các nhà xưởng, xí nghiệp thường bị đau khớp và viêm xương khớp. Còn đối với các công nhận làm các công việc liên quan đến xây dựng, vận chuyển hàng hóa, cơn đau khớp xảy ra chủ yếu do các hoạt động nâng/ khuân vác vật nặng quá sức, không đúng cách hoặc sai tư thế, không có sự hỗ trợ của dụng cụ lao động.
3. Nhóm nhân viên văn phòng
Công việc văn phòng thường phải ngồi hoặc đứng yên một chỗ trong thời gian dài từ đó các khớp không hoạt động, dinh dưỡng kém lưu thông, dễ gây căng thẳng lên các khớp, dẫn đến tình trạng căng cứng và đau khớp, nhất là đầu gối, cổ, vai gáy và thắt lưng. Bên cạnh đó, một số tư thế không tốt như: ngồi cong lưng, lệch vai, bắt chéo chân, uốn cong cổ tay khi đánh máy tính… cũng tạo áp lực cho các khớp dây chằng, chèn ép lên dây thần kinh khiến xương khớp đau nhức, tê bì và thoái hóa sớm.
Ngoài ra, bàn ghế thiết kế không phù hợp (quá thấp hoặc quá cao) hay thiếu thiết bị nâng/đỡ/tựa lưng sẽ dồn trọng lượng cơ thể lên các khớp, đặc biệt là cột sống lưng dưới và đầu gối, khiến những vị trí này thường xuyên đau mỏi. Riêng đối với nữ nhân viên văn phòng, việc phải đi giày cao gót hằng ngày có thể làm gia tăng nguy cơ viêm khớp bàn chân, cổ chân.
4. Nhóm nội trợ gia đình
Một phần do tính chất công việc nội trợ, giặt giũ, nấu ăn, các công việc khác trong gia đình,…khiến các khớp tay của các chị em nội trợ phải làm việc liên tục. Khi phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt nguồn canxi tự nhiên, rất dễ bị thoái hóa khớp. Vì vậy tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay nói riêng luôn cao hơn nam giới.
5. Nhóm vận động viên thể thao
Các môn thể thao như đá bóng, tennis, bơi lội, thể hình,… đều là những bộ môn tác động nhiều đến các khớp xương. Bởi bộ môn này đòi hỏi sự deo dai, linh hoạt ở các khớp. Việc vận động phải dùng sức khá nhiều ở phần cơ, các khớp tay, chân nên người chơi thể thao và các vận động viên thường gặp các chấn thương, gây đau nhức xương khớp.
Khi cơ thể bị tổn thương thường sẽ kích hoạt hệ thống phòng về tự nhiên. Các tế bào miễn dịch xuất hiện dọn dẹp các tác nhân gây hại, nhưng vô tình cũng dọn dẹp luôn các tế bào sụn khớp khỏe mạnh. Vì vậy, cứ mỗi lần bị chấn thương hệ thống xương, sụn, khớp lại chịu những tổn thất vô cùng lớn.Từ đó, khi gặp chấn thương dù nặng hay nhẹ thì vận động viên đều có khả năng dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp sớm.
Lời khuyên từ chuyên gia
Đặc thù công việc rất khó thay đổi. Vì vậy, để giảm tổn thương xương khớp trước các tác động tiêu cực của nghề nghiệp, mỗi người cần chủ động chăm sóc và bảo vệ khớp từ sớm bằng những giải pháp khoa học.
Làm việc đúng tư thế
Luôn phải tạo tư thế đúng trong quá trình làm việc. Khi ngồi ghế phải giữ lưng và cổ thẳng, thả lỏng vai, hạn chế khom lưng. Sau 30 phút đứng hoặc ngồi làm việc nên đi lại, vươn vai để thư giãn xương khớp. Trong lúc nghỉ ngơi có thể thực hiện một số động tác đơn giản như duỗi lưng, nâng/gập đầu lên xuống, vặn sang trái và sang phải hoặc đan hai bàn tay vào nhau rồi xoay tròn cổ tay nhẹ nhàng.
Chú trọng cải thiện điều kiện làm việc bằng cách sắm một tấm đệm hoặc gối mỏng đặt sau ghế, dùng hộp kê chân nếu ghế ngồi quá cao. Nếu phải quỳ gối, nên đeo đai bảo vệ đầu gối hoặc đặt một tấm đệm mỏng dưới đầu gối… Khi cần nâng vật nặng, không nên cong lưng mà phải giữ thẳng lưng và kéo đồ vật lại gần cơ thể, sau đó mới nâng lên từ từ.
Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh
Mỗi người cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, bao gồm: Tích cực tập luyện thể dục, thể thao sau khi tan ca như chạy bộ, đạp xe, yoga, gym… Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đáp ứng đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời giảm thiểu sử dụng bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích. Thiết lập thói quen đi ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ 7-9 tiếng/ngày để xương khớp có điều kiện phục hồi tốt hơn.
Trên thực tế, có những công việc bắt buộc phải đảo lộn giờ giấc sinh hoạt, điển hình như nghề tài xế và công nhân. Trong mọi tình huống và hoàn cảnh làm việc, nếu chú ý tư thế tốt, tích cực tập luyện và ăn uống hợp lý, tổn thương xưng khớp sẽ được giảm thiểu xuống mức thấp nhất.
Với những người đang mắc bệnh xương khớp hoặc bị đau nhức xương khớp, nên sử dụng kết hợp với Viên khớp Tường Niên – thực phẩm bảo vệ sức khỏe ứng dụng công nghệ hiện đại chiết xuất Polycan từ nấm men đen Hàn Quốc và Ayuflex chiết xuất từ quả Chiêu Liêu. Khi kết hợp cùng các thành phần thảo dược quý thiên nhiên có tác dụng chủ trị các chứng đau, viêm, thoái hóa khớp. Có tác dụng giảm nguy cơ thoái hóa khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
Liên hệ đặt mua sản phẩm Viên Khớp Tường Niên chính hãng tại Việt Nam
Công ty TNHH Thương Mại và Phát triển KTR Việt Nam
Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 28A Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Hotline: 0976140000
Website: https://vienkhoptuongnien.com.vn/
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Block "block-bai-viet-lien-quan" not found